Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CỦA MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI LÀ YÊU THƯƠNG TỔ QUỐC

Con người đối với con người  khi gặp nhau đều nói tốt cho nhau, đừng nói xấu nhau, nói xấu nhau là phỉ báng Tổ quốc, vì mỗi người là một công dân trong nước. Cho nên nói xấu người là nói xấu Tổ quốc. Các cháu có biết không?
Người biết yêu thương Tổ quốc là người không nói xấu một người nào cả, nói xấu một công dân trong nước đó là phỉ báng đất nước đó. Người có đạo đức là người biết tôn trọng mình và người, biết  tôn trọng mình và người là biết tôn trọng Tổ quốc. Còn những hạng người thiếu đạo đức, thiếu văn hóa khi gặp người này nói theo người này và nói xấu người kia hoặc nói lời ly gián khiến cho người này ghét người kia. Đó là những hạng người xấu xa, đê tiện, hèn nhát, thiếu đạo đức v.v… xã hội không dùng những hạng người đó.
 Khi gặp những người hay nói xấu người khác là chúng ta không nên thân cận với họ, tìm mọi cách tránh xa, họ là những con vi trùng bệnh truyền nhiểm không có thuốc trị, họ là những người gây rối trật tự gia đình và xã hội, tạo ra cảnh cãi cọ, xung đột, họ là mầm mống đau khổ gây tạo ra chiến tranh. Trong đời sống hằng ngày những hạng người này không phải là ít, chỉ cần chúng ta chịu khó lắng nghe họ nói chuyện là biết ngay liền người xấu hay người tốt.
Người tốt không bao giờ nói xấu một ai cả, chỉ có những người xấu mới nói xấu người khác. Cho nên, những hạng người này rất khó sửa đổi tính tình, dù muốn, dù không nếu họ không tự giác thấy những điều nói xấu người khác là sai, là người xấu ác thì họ cũng không làm sao trở thành người tốt được. Bởi thói nào tật nấy nên rất khó sửa đổi. Phải không các cháu?
Trong chiến tranh tại quê hương Việt Nam, chng tarút ra một bài học có kinh nghiệm thiết thực. Nếu mọi người ai cũng như cậu bé không tham tiền này thì đất nước làm sao có giặc ngoại xm. Đất nước có giặc ngoại xm l do những người tham quyền lợi.Giặc lợi dụng chỗtham quyền lợi ấy mới mua chuộc, nhờ đó giặc mới r  đường đi, nước bước trong nước Bởi vậy không có nội gián thì làm sao có ngoại xm.
 Trn thế giới nước no mi mi cĩ chiến tranh l đất nước đó cĩ những người tham quyền cố vị làm nội gián.
Lịch sử đã nhắc nhở v chỉ cho chng ta thấy rõ quyền và lợi đ lm mờ mắt những nhà lnh đạo, thường đất nước bị chia đôi đều do tranh quyền và cố vị mà dân tộc phải chịu khổ đau vô vàng.
Xương trên dịng sơng Gianh, hận tương tn dn tộc cịn đó. Máu dưới dịng Bến Hải, buồn phn ly nịi giống cịn đây. Ôi! Đau thương biết mấy khi đất nước bị chia đôi.
Cho nên sự thương đau chia rẻ của một dn tộc khơng phải vì quyền lợi sai khiến thì cịn ci gì nữa? Những trang sử ấy khơng thể no qun được. Phải khơng cc chu?
Quyền, lợi đ đánh mất LỊNG YU THƯƠNG TỔ QUỐC, đó là một điều mà không ai dám phủ nhận. YÊU THƯƠNG TỔ QUỐC là yêu thương dân tộc tức là không làm cho dân tộc khổ đau, khơng lm nhục cho Tổ quốc, thường đem lại sự an vui, tự do, bình đẳng, nghề nghiệp, công ăn việc lm cho tồn dn, nhờ đó nước giu dn mạnh, cơm ăn áo mặc được đầy đủ.
Bảo vệ được nền độc lập, tự do, hạnh phúc của một đất nước không phải  lviệc dễ lm, máu xương của dân tộc phải đổ biết bao nhiêu trên mãnh đất quê hương ny mới cĩ được nền độc lập, tự do, hạnh phc như ngy hơm nay.
Cho nên những bài học THƯƠNG YÊU TỔ QUỐC càng học nhiều càng thấm thía công ơn của Tổ tiên dựng nước và giữ nước.
Đất nước Việt Nam hôm nay được sánh vai cùng với các nước trên thế giới, không thua kém một đất nước nào. Đó là một danh dự rất lớn cho Tổ quốc mà Tổ tiên, ông bà, cha mẹv anh chịem của chúng ta đã đổi lấy bằng máu và nước mắt để lại cho con cháu mới có ngày hôm nay.
Vì danh dự Tổ quốc chúng ta là con cháu phải mãi mãi tỏ ra xứng đáng là những công dân Việt Nam tốt, không nên làm một điều gì ảnh hưởng xấu cho quê hương, dù có đi và ở bất cứ một nước nào trên thế giới, dù chúng ta có mang quốc tịch một đất nước nào thì chúng ta cũng vẫn là người Việt Nam, cũng vẫn hướng về tổ quốc Việt Nam, một lòng yêu thương đất nước Việt Nam. Phải không các cháu?
Là một ngườiViệt Nam, thà chết chứ không để người nước khác lăng nhục tổ quốc, sĩ nhục dân tộc mình.
Hỡi các cháu nam nữ thanh niên và nam nữ thanh thiếu niên hãy vì tổ quốc Việt Nam mà siêng năng học tập để trở thành những công dân tốt và hữu ích cho bản thân, gia đình và đất nước của mình.
Các cháu là mầm non của Tổ quốc, là những anh hùng tương lai của Đất nước các cháu hãy tránh xa những tệ nạn xã hội. Đó là những nơi rượu chè say xỉn, những nơi bài bạc hút chích, những nơi mua dâm, mãi dâm, những nơi đâm thuê chém mướn, cướp bóc tài sản của người khác v.v… Những hành động vô đạo đức sống xấu xa, đê hèn, hạ tiện v.v… Khi các cháu sa ngả vào bốn chỗ này người ta sẽ đánh giá trị các cháu là những thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam hư thân mất nết. Vô tình các cháu bị người ta đánh giá trị như vậy là các cháu có tội với Tổ quốc, các cháu đã làm sỉ nhục quê hương đất nước, làm sỉ nhục Tổ tiên, ông bà, cha mẹ của các cháu. Các cháu có biết không?
Vì vậy các cháu cần phải tránh những nơi đó. Những nơi đósẽ đưa các cháu vào con đường tội lỗi, trụy lạc, hư thân, mất nết và làm hư hại tương lai cuộc đời của các cháu. Các cháu cứ suy nghĩ đi! Có đúng không?
Nếu các cháu tức giận hay có một thái độ gì không vừa ý rồi thốt ra những lời thô lổ, tục tỉu hoặc chửi thề Đ. M… thì các cháu đã tự làm sỉ nhục các cháu. Làm sỉ nhục các cháu là làm sỉ nhục Tổ quốc của các cháu. Tại sao vậy?
Vì các cháu là con Tiên, cháu Rồng đại diện cho dân tộc Việt Nam mà nói  ra những lời thiếu văn hóa, thiếu đạo đức tôn trọng mình, tôn trọng người là không còn xứng đáng người công dân Việt Nam.
Một lần nữa cc chu nn nhớ, nếu cc chuđã sa ngã vào những con đường tội lỗi đó và nói những lời thiếu văn hóa là các cháu đã làm sỉ nhục Tổ quốc, đã làm mất danh dự cho Đất nước Việt Nam. Một Đất nước mà thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ thiếu văn hóa và đạo đức như vậy thì không xứng đáng sánh vai cùng các nước trên thế giới, rất nhục nhã các cháu ạ!
 Là thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam các cháu phải sống đời đạo đức có văn hóa biết tôn trọng mình và tôn trọng người, biết nói những lời ôn tồn nhã nhặn nhẹ nhàng với mọi người, không bao giờ nói lời cộc cằn, thô lổ, chửi thề v.v… Nhất là các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ hãy tránh xa những nơi ăn chơi, rượu chè, đàng điếm, bài bạc, hút chích v.v… Đó là nơi sinh ra những tệ nạn xã hội, nơi đó là nơi sẽ đưa các cháu trở thành những con người làm sỉ nhục Tổ quốc các cháu có biết không?
Các cháu hãy noi gương em bé người Ý 12 tuổi dám hy sinh thân mạng của mình vì Tổ quốc:
“Bấy giờ là năm 1859, trong cuộc chiến tranh giải phóng xứ Lôm-bac-đi-a, vài ngày sau trận Xôn-phê-ri-nô và Xan Mac-ti-nô, mà quân Pháp và quân Ý đã chiến thắng quân Áo.
Một buổi sáng tháng sáu đẹp trời, một trung đội kỵ binh Xa-lu-set đi bước một về phía quân địch, trên con đường nhỏ vắng vẻ, trinh sát cánh đồng một cách kỹ lưỡng. Đội ky binh do một sĩ quan và một hạ sĩ chỉ huy; họ nhìn xa xa phía trước, im lặng, sẵn sàng nhận ra ngay những bộ quân phục màu trắng của các đội tiền vệ quân thù xuất hiện. Cứ thế, họ đi đến một ngôi nhà con con kiểu thôn quê, xung quanh trồng toàn cây tần bì; trước nhà có một cậu bé độ mười hai tuổi đang cầm dao róc vỏ một cành tần bì để làm cái gậy. Trước cửa sổ treo một lá cờ to ba màu; trong nhà chẳng còn một bóng người. Những người nông dân treo cờ lên rồi trốn đi vì sợ quân Áo. Trông thấy toán ky binh, cậu bé liền ném gậy xuống đất, và cất mũ lưỡi trai chào. Cậu bé khôi ngô, tóc bạch kim, vẻ mặt bạo dạn, đôi mắt to xanh. Cậu mặc sơ mi và giữa hai tà áo lộ ra bộ ngực trần.
- Cậu làm gì ở đây? - người sĩ quan dừng ngựa lại hỏi - Sao không trốn đi với gia đình?   
 - Cháu không có gia đình, - cậu bé trả lời - cháu là con rơi. Cháu làm cho ai muốn thuê. Cháu ở lại đây để xem đánh nhau.  
  - Cháu có thấy quân Áo đi qua đây không?
 - Không, từ ba hôm nay chẳng thấy gì hết.
Viên sĩ quan làm thinh một lát, rồi xuống ngựa. Cho lính đứng quay mặt về phía quân địch, viên sĩ quan vào nhà và trèo lên mái. Nhưng ngôi nhà thấp, từ trên mái người ta chỉ nhìn thấy được một khoảng nhỏ của cánh đồng.   
 “Phải trèo lên cây mới được”, viên sĩ quan vừa tụt xuống vừa nói.   
 Ngay trước lối vào nhà, có một cây tần bì cao chót vót, ngọn cây đu đưa trên nền trời xanh. Viên sĩ quan suy nghĩ, nhìn cái cây, lại nhìn những người lính, rồi đột nhiên hỏi cậu bé:  
 - Mắt cậu có tinh không?   
 - Cháu ấy à, cháu có thể nhìn thấy một con chim cách xa nghìn bước.
- Cậu có thể trèo lên tới ngọn cây này không?   
 - Trèo lên trên cây này à? Cháu chỉ cần hai phút thôi.   
 - Và cậu có thể cho tôi biết những gì cậu sẽ trông thấy từ trên ấy: có lính Áo ở phía nào, có bụi tung lên, có ngựa hay có súng lấp lánh không?   
 - Chắc chắn, cháu có thể báo cho bác.   
 - Giúp tôi việc ấy cậu muốn trả công cái gì nào?   
 - Cháu muốn ấy à, - cậu bé vừa cười, vừa trả lời - chẳng muốn gì hết... Chết chửa. Nếu làm cho bọn Áo thì bất kỳ giá nào cháu cũng không... nhưng với quân ta thì... Cháu là người Lôm-ba mà...   
 - Tốt lắm, thế thì trèo lên!   
 - Hãy hượm, để cháu cởi giày đã.
Cậu bé bỏ giày ra, thắt chặt dây lưng quần, ném cái mũ xuống cỏ và ôm quàng lấy thân cây.   
 - Cẩn thận! - viên sĩ quan kêu lên, hình như bỗng nhiên lo sợ.   
Cậu bé quay lại, đôi mắt xanh nhìn viên sĩ quan như muốn thầm hỏi điều gì.   
 - Chẳng có gì đâu, - viên sĩ quan nói - cứ leo đi...   
Cậu bé leo thoăn thoắt như một con mèo.   
 Chỉ phút chốc cậu đã đến tận ngọn cây cao chót vót, đôi chân mất hút trong tán lá, nhưng để lộ cả đầu và ngực. Mặt trời chiếu vào, đầu tóc bạch kim của cậu như lấp lánh ánh vàng. Viên sĩ quan chỉ hơi thấy cậu thôi, vì ở trên cao người cậu bé tí.
- Nhìn thẳng phía trước, và nhìn xa coi! - viên sĩ quan gào to.   
Để nhìn cho rõ, cậu bé buông tay phải đang vịn vào cành cây, đưa lên che mắt.   
- Thấy gì không? - viên sĩ quan hỏi.   
Cậu bé nghiêng mình xuống phía viên sĩ quan, lấy bàn tay làm loa đáp:   
 - Có hai người cưỡi ngựa trên đường cái.   
 - Cách đây bao xa?   
 - Cách một nghìn hoặc một nghìn hai trăm bước.
- Chúng nó đi đến à?   
 - Chúng nó đang đứng lại.   
 - Còn thấy gì nữa không? - viên sĩ quan lại hỏi sau một lúc im lặng - Hãy nhìn sang phía bên phải.   
Cậu bé nhìn về phía bên phải, rồi nói:   
 -Gần nghĩa địa, giữa các thân cây có vật gì óng ánh, hình như lưỡi lê.       
 - Có thấy người không?   
 - Không, chúng đều nấp trong lúa mì.   
Đúng lúc ấy, một tiếng đạn bay qua, rít lên trên không, rồi tắt đi rất xa ở phía sau mái nhà.  
 - Xuống đi! - viên sĩ quan thét lên - chúng nó trông thấy đấy, tôi không muốn biết thêm gì nữa đâu, xuống!...   
 - Cháu không sợ đâu! - cậu bé trả lời.   
 - Xuống... Tôi bảo xuống!
- Hượm tí! Kìa kìa, phía bên trái cháu thấy...   
Cậu bé bị ngắt lời vì một tiếng đạn rít khác bay qua, thấp hơn tiếng trước. Cậu rùng mình, thốt lên: “Bọn Áo quỷ sứ! Chúng nó kiếm chuyện với mình chắc!”   
Viên đạn đã rít ngay bên tai cậu.   
 - Xuống ngay lập tức! - Viên sĩ quan thét lên, giọng ra lệnh và bực tức.   
 - Cháu xuống đây! - cậu bé trả lời - Có cây che, cứ yên trí. Bác có muốn biết phía bên trái có gì không?   
 -Không! - viên sĩ quan đáp - không cần, xuống đi!   
 - Phía bên trái, - cậu bé gào to và nghiêng nửa người về phía ấy - hình như cạnh nhà thờ, thấy có...
Một viên đạn thứ ba lại rít lên trên ngọn cây, và ngay đó cậu bé ngã nhào, tay cố bíu vào thân cây và cành cây, rồi rơi, đầu lộn xuống phía đất, hai tay dang rộng...   
 “Chết chửa!” - viên sĩ quan vừa kêu lên vừa chạy tới. Cậu bé ngã ngửa, nằm sóng xoài trên mặt đất, hai cánh tay tréo vào nhau. Một tia máu từ trong ngực chảy ra. Viên hạ sĩ và hai người lính nhảy xuống ngựa, trong khi viên sĩ quan cúi xuống cởi phanh áo sơ mi cậu bé ra. Viên đạn đã vào trong phổi bên trái của cậu.
“Chết rồi” - viên sĩ quan kêu lên.   
 - Không, còn sống. - viên hạ sĩ nói.   
 - Ôi! Thương thay cậu bé dũng cảm! - viên sĩ quan nói - Dũng cảm, dũng cảm lên!
Trong khi viên sĩ quan nói và thấm khăn tay lên vết thương của cậu bé, thì cậu mở mắt ra, đôi mắt to lạ thường, nhưng tròng mắt đã đứng, và đầu cậu gục xuống bất động. Cậu đã chết.
Viên sĩ quan mặt tái đi, nhìn cậu bé đang nằm trên bãi cỏ một hồi. Rồi đứng dậy, rồi quay lại nhìn nữa, trong khi mấy người lính đứng im lặng bên cạnh ông ta. Những người lính khác thì quay mặt về phía quân thù.
“Tội nghiệp cậu bé!” - viên sĩ quan buồn rầu nhắc lại – “Tội nghiệp cậu bé dũng cảm!”. Đến gần ngôi nhà, viên sĩ quan tháo lá cờ ba màu ở cửa sổ ra để phủ lên mình cậu bé như một tấm vải liệm, chỉ để chừa khuôn mặt. Viên hạ sĩ nhặt đôi giày, cái mũ, cây gậy đang làm dở, con dao của cậu, đem để bên cạnh cậu...   
Viên sĩ quan im lặng một lúc, rồi quay lại nói với viên hạ sĩ:   
 - Ta hãy đi gọi đội quân y dã chiến đến. Cậu bé đã hy sinh như một quân nhân, phải để quân đội mai táng.   
Nói xong, viên sĩ quan giơ tay gửi một cái hôn đến cậu bé đã hy sinh, và ra lệnh “Lên ngựa!”.
Quân lính lên ngựa, và trung đội tiếp tục hành quân.   
Vài giờ sau, cậu bé được khâm liệm theo nghi thức trọng thể của quân đội.   
Lúc mặt trời lặn, toàn thể tuyến tiền tiêu của quân Ý tiến thẳng về phía quân địch.
Trên con đường sáng hôm ấy kỵ binh đi qua, tiến lên theo hai hàng, một tiểu đoàn pháo thủ mà mấy hôm trước đã anh dũng đổ máu ở trận Xan Mac-ti-nô.   
Tin chú bé chết đã truyền đi trong hàng ngũ trước khi quân sĩ rời doanh trại lên đường. Khi các sĩ quan dẫn đầu tiểu đoàn trông thấy thi hài nhỏ bé nằm dưới gốc cây tần bì, quấn trong lá cờ ba màu, thì họ tuốt gươm chào, và một người trong bọn họ cúi xuống bờ suối gần đó, hái hoa rắc lên mình cậu bé. Thế là tất cả các pháo thủ lần lượt đi qua, đều làm theo cấp chỉ huy của họ, và rắc hoa lên cậu bé. Chỉ trong mấy phút, mình cậu đã đầy hoa. Sĩ quan và quân lính đi qua đều chào: “Anh dũng, cậu bé xứ Lôm-bac-đi-a. - Vĩnh biệt cậu bé thân yêu!
 - Xin tặng, cậu bé tóc vàng đáng thương!
 - Cậu quả là anh dũng! Vinh quang thuộc về cậu, em bé ạ! Vĩnh biệt!” .
Một sĩ quan rút Huân chương Quân công của mình để tặng cậu, một sĩ quan khác đặt một cái hôn lên trán cậu, và hoa cứ tiếp tục rơi như mưa xuống đôi chân để trần, xuống bộ ngực đầy máu, xuống mái đầu bạch kim của cậu bé đang yên nghỉ, nằm trong lá cờ. Nét mặt của cậu như đang mỉm cười, tưởng như nghe những lời chào vĩnh biệt, cậu bé anh dũng thấy sung sướng và tự hào vì đã hiến đời mình cho xứ Lôm-bac-đi-a thân yêu của mình”.
Những tấm lòng cao cả
Người Ý sao họ viết chuyện giáo dục trẻ em tình yêu thương tổ quốc rất tuyệt vời, Thầy mong rằng những cây bút của những nhà văn, nhà báo và các cháu sinh viên Việt Nam sẽ có những bài viết giáo dục trẻ em gây xúc động không thua gì người Ý.
 _______
Trưởng lão Thích Thông Lạc. Lòng Yêu Thương, Nxb. Tôn Giáo, 2011, tập 1.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

LÒNG YÊU THƯƠNG BÈ BẠN GIỮA BÁ NHA VÀ TỬ KỲ


Những câu chuyện giáo dục đạo đức LÒNG YÊU THƯƠNG cho trẻ em của người Ý rất tuyệt vời, nhưng người Trung Quốc họ cũng không kém, họ có những con người đạo đức hiếu hạnh, những đôi vợ chồng chung thủy, tình bằng hữu keo sơn gắn bó v.v…. Chúng ta hãy đọc câu chuyện  “BÁ NHA, TỬ KỲ” mới thấy rõ lòng yêu thương bạn bè của người Trung Quốc khó tìm thấy trong cuộc đời này. Câu chuyện tình bạn giữa “BÁ NHA và TỬ KỲ” làm xúc động lòng người Một đôi tri âm tri kỷ mà trên đời khó có đôi bạn nào như vậy.
“Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại kinh đô, nước Sở (nay thuộc về phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng) có một người danh sĩ họ Du tên Thụy, hiệu là Bá Nha.
Bá Nha tuy người nước Sở, nhưng lại làm quan nước Tấn đến bực Thượng Đại Phu. Tấn và Sở thời đó hai nước giao hảo nhau.
Một hôm Bá Nha phụng mệnh vua Tấn sang nước Sở để gắn liền dây thân hữu giữa hai nước cho bền vững thêm. Bá Nha được vua nước Sở trọng đãi, truyền bày yến tiệc đãi đằng rất hậu.
Tuy nhiên, Bá Nha không lấy thế làm vui, vì đã bao năm xa cách đất tổ quê hương, nay lại được trở về, tấm lòng nhung nhớ những kỷ niệm thân yêu xa xưa lâng lâng vào tâm não. Từ mái gia đình đến những cây tòng, cây bá, mới ngày nào mà nay đã vừa một người ôm, cái định luật biến chuyển không ngừng đã phủ một màu tang trên dòng đời xa cũ. Sau các yến tiệc, Bá Nha đi thăm viếng mộ phần, họ hàng, bè bạn, tấm lòng quyến luyến quê hương càng thấy thiết tha hơn lúc nào hết.”
Đúng vậy, con người dù bất cứ người nào ai cũng có lòng yêu quê hương. Cho nên không có một người nào xa quê hương khi trở về mà lòng không nao nao những kỷ niệm vui buồn. Bá Nha cũng vậy khi trở về quê hương thì không tránh khỏi lòng quyến luyến.
“Nhưng vì nhiệm vụ chưa thành, Bá Nha không dám vì thế mà lưu lại nơi đất tổ, phải đành vào triều để từ giã quốc vương trở về nước Tấn.
Vua Sở ban khen rất nhiều vàng bạc, lụa là, gấm vóc, và truyền đem ra một chiếc thuyền rất lớn để đưa Bá Nha về nước. Bá Nha là một khách phong lưu, lỗi lạc, trong tâm hồn chứa đựng một nguồn tình cảm thanh cao, coi cảnh vật thiên nhiên như một món ăn tinh thần bất tận.
Một hôm, thuyền đến cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thu vằng vặc, trời rộng sao thưa, Bá Nha truyền cắm thuyền dưới chân núi để vui với cảnh đẹp hải hồ. Mặt nước sông lúc bấy giờ trong vắt như miếng thủy tinh, gió lộng trăng ngàn bập bềnh sóng vỗ. Bá Nha truyền cho đồng tử đốt lư trầm và lấy túi đàn đặt lên trước án.
Bá Nha mở tới gấm, nâng cây Dao cầm đặt ngay ngắn rồi thử giây.
Hơi trầm quyện gió, réo rắt đưa tiếng đàn vút tận trên không.
Trong lúc đang hứng thú, bỗng tơ đồng đứt mất một dây, Bá Nha thất kinh tự nghĩ : “Dây đàn đứt ắt có người quân tử đang nghe nhạc đâu đây?” Bèn truyền tả hữu lên bờ xem thử kẻ nào đã nghe đàn mà không ra mặt?”
Đứt dây đờn không phải do tâm linh mà do âm thanh của khúc nhạc quá căng để nói lên nổi lòng tình cảm của người nhạc sĩ truyền vào âm thanh trở thành ca khúc ai oán. Khi ấy có người nghe lén nhạc mà người ấy là người am tường âm nhạc nên tâm hồn giao cảm với khúc nhạc. Tâm hồn giao cảm với khúc nhạc tức là giao cảm với người nhạc sĩ. Hai tinh thần cùng giao cảm một khúc nhạc thì dây đàn lúc bấy giờ quá căng thẳng nên phải đứt. Người nhạc sĩ tài ba thì nhận ra liền và biết có người nghe lén.
 Bá Nha là một nhạc sĩ tài hoa nên khi dây đàn đứt thì nhận ra liền có người nghe lén. Đây là một việc xảy ra rất tầm thường, nhưng nếu không hiểu biết thì cho đó là thiêng liêng. Khi Bá Nha truyền lệnh  gia nhân lên bờ tìm kiếm:
“Tả hữu vâng lệnh vừa toan bước vào bờ, thì từ bên trên có tiếng người nói vọng xuống:
- Xin Đại nhân chớ lấy làm lạ, vì kẻ tiểu dân kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây nghe tiếng đàn tuyệt diệu nên chân bước không đành đó thôi.
Bá Nha vừa cười vừa nói:
Người tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn trước mặt ta, thật là kẻ cuồng vọng. Nhưng thôi, hãy cho hắn đi!”
Kẻ làm quan nào đời nào cũng vậy luôn luôn có lối hách dịch “ta đây”, nhất là trong thời đại phong kiến. Bá Nha tuy người nhạc sĩ tài hoa nhưng làm qua cũng không tránh khỏi lối “miệt thị” người khác. Khi gặp Tứ Kỳ không phải là thứ dân quê mùa ngu dốt, nên dạy ngay cho Bá Nha một bài học đạo đức biết tôn trọng mọi người.
“Từ bên trên lại có tiếng vọng xuống đáp:
Đại nhân nói như thế là sai rồi! Đại nhân nghe câu: “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín” đó sao? (Trong cái ấp mười nhà ắt có người trung tín). Trong nhà có người quân tử ở thì ngoài cửa có người quân tử đến. Vả lại nếu Đại nhân khinh rằng trong chốn núi non quê mùa không có người biết nghe nhạc, thì tiếng đàn tuyệt diệu của Đại nhân cũng không nên gảy lên ở đây làm gì?”
Một bài học đạo đức đã làm sáng mắt Bá Nha, đừng khinh chê mọi người là ngu dốt chỉ có một mình là trí tuệ thông minh văn hay chữ tốt.
Nghe câu trả lời ấy Bá Nha hơi ngượng, biết mình đã lỡ lời, liền vội vã bước ra trước mũi thuyền hỏi:
- Nếu kẻ trên bờ quả thật là một người biết nghe đàn thì đây ta hỏi thử, vậy chớ ta vừa gảy khúc gì đó?
Giọng nói trên bờ vẫn bình thản vọng xuống:
- Đó là khúc “Khổng Vọng Vi” than cái chết của Nhan Hồi, nhưng vì bị đứt dây nên mất một câu chót. Khúc ấy như sau:
“Khả tích Nhan Hồi mệnh tảo vương
Giáo nhân tư tưởng, mấn như sương !
Chỉ nhân lậu dạng, đan, biểu lạc,”
Dịch:
“Khá tiếc Nhan Hồi sớm mạng vong
Tóc sương rèn đúc lấy nhơn tâm !
Đan, biểu ngõ hẹp vui cùng đạo,”
Còn khúc chót như sau:
“Lưu đắc hiền danh vạn cổ cương”.
Dịch:
“Danh tiếng lưu truyền vạn cổ niên”.
Tử Kỳ là một tiều phu đốn củi đổi gạo nuôi cha mẹ già yếu trong sơn lâm cùng cốc, nhưng là một học giả nghiên cứu thâm sâu các kinh sách Nhạc, Lể, Tứ Thư, Ngũ Kinh của Nho giáo đều thông suốt cho nên khi nghe Ba Nha nói liền chỉnh ngay liền khiến Bá Nha sượng sùng. Từ lâu trong thâm tâm Bá Nha tưởng mình là người thông suốt, không ngờ gặp một gã tiều phu còn thông suốt hơn mình. Nhưng Ba Nha là người biết trọng người tài nên khi nghe Tử Kỳ đối đáp không đố kỵ mà còn mến phục.
“Bá Nha nghe xong lòng mình phấn chấn vui mừng, vội vã sai kẻ tùy tùng bắc cầu lên bờ để triệu thỉnh người lạ mặt xuống thuyền tâm sự.
Bọn đầy tớ tuân lệnh, song bọn này là những đứa phàm tục, những con mắt thịt ấy đâu phân biệt được kẻ quí người hiền, chúng quen thói xua bợ, hễ thấy người sang trọng thì thưa bẩm, thấy kẻ nghèo khó thì khinh bỉ, thấy chủ mình sai đòi một người tiều phu nón lá, áo vả, tay cầm đòn gánh, lưng giắt búa cùn, chân đi giày cỏ, chúng lên mặt hống hách, nạt nộ:
- Hãy đi xuống thuyền ngay, và phải giữ lễ! Hễ thấy lão gia phải sụp lạy, lão gia có hỏi gì thì phải lựa lời mà nói kẻo mất đầu đó!
Người tiều phu vẫn thản nhiên như không nghe lời nói của chúng, từ từ bước xuống thuyền, bỏ đòn gánh và chiếc búa cùn nơi mũi thuyền, rồi bước vào yết kiến Bá Nha.
Trông thấy Bá Nha, người tiều phu chỉ xá dài mà không lạy.
Bá Nha thấy thế cũng ngạc nhiên, song cũng đưa tay chào đón, nói:
- Thôi, xin hiền hữu miễn lễ cho.
Rồi như muốn thử tài năng người tiều phu xem thực chất đến đâu, Bá Nha sai đồng tử nhắc ghế mời tiều phu ngồi lại bên mình và hỏi:
- Hiền hữu biết nghe đàn chắc là biết ai chế ra cây Dao cầm, và biết chơi đàn có những thú gì chớ?
Người tiều phu mỉm cười đáp:
- Đại nhân đã hỏi đến, chẳng lẽ tiểu dân không nói ra những cái mình biết. Xưa kia vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng, và chim Phượng Hoàng đến đó đậu, nhà vua biết ngô đồng là thứ gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng nó chế làm nhạc khí được, liền sai người hạ xuống cắt làm ba đoạn. Đoạn ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Vua bèn đem ngâm nơi giữa dòng nước chảy bảy mươi hai ngày, đoạn đem phơi trong mát chờ cho thật khô, lựa tay thợ khéo là Lưu Tử Kỳ chế thành cây Dao cầm.
Dao cầm dài ba thước, sáu tấc, một phân, án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc án theo tám tiết; mặt sau rộng bốn tấc, án theo bốn mùa; bề dày hai tấc án theo lưỡng nghi.
Đàn ấy gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong một năm, lại có một phím nữa, tượng trưng cho tháng nhuận, trên mắc năm dây án theo ngũ hành, trong tượng ngũ âm: cung, thương, dốc, vũ, chủy. Trước kia vua Thuấn khảy đàn ngũ huyền, thiên hạ nhớ cha, thêm một giây oán gọi là dây văn huyền (dây văn). Lúc Vũ Vương đánh vua Trụ, trước ca, sau múa thêm một dây phản kích để phấn khởi gọi là dây vũ huyền (dây vũ). Như vậy trước kia có năm dây, sau thêm hai dây nữa là thất huyền cầm.
Đàn ấy có sáu “kỵ” và bảy “không”. Sáu “kỵ” là kỵ rét lớn, nắng lớn, gió lớn, tuyết rơi lớn..., gặp lúc ấy người ta không dùng; còn bảy “không” là không đàn đám tang, không đàn trong lúc lòng nhiễu loạn, không đàn trong lúc bận rộn, không đàn trong lúc thân thể không sạch, không đàn trong lúc y quan không tề chỉnh, không đàn trong lúc không đốt lò hương, không đàn trong lúc không gặp tri âm.
Lại còn có thêm tám “tuyệt” là: thanh, kỳ, u, nhã, li, tráng, lu, trường. Trong tám tuyệt ấy gợi đủ cả các tình cảm, vì vậy tiếng đàn có thể đi đến tuyệt vời vậy”.
Nghe sự trình bày lịch sử cây đàn của Tử Kỳ thì biết ngay Tử Kỳ là một vị thầy của các nhạc sĩ.
“Bá Nha nghe nói biết người tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính trọng hỏi:
- Hiền hữu quả là một người tinh thông nhạc lý. Trước kia Khổng Tử đang gảy đờn Nhan Hồi bước vào thoảng nghe có tiếng u trầm, biết lòng Khổng Tử có ý tham sát, nên lấy làm lạ hỏi ra mới biết Khổng Tử đang đàn, thấy một con mèo bắt chuột nên ý niệm ấy xuất lộ ra tiếng tơ đồng. Vậy thì trước kia Nhan Hồi nghe tiếng đờn mà biết lòng người, còn hiền hữu ngày nay nghe ta đờn có biết lòng ta đang tư lự gì chăng?
Người tiều phu đáp:
- Xin Đại nhân cứ gảy cho tôi nghe một khúc, nếu may ra có cảm thông được thì đó cũng là điều may mắn.
Bá Nha nối dây đàn, gảy khúc “ý tại non cao”.
Tiều phu mỉm cười nói:
- Tuyệt thay! ý chí cao vút! ý tại non cao...
Bá Nha nghe nói ngưng đàn, lấy lại tâm hồn gảy thêm khúc: “ý tại lưu thủy”.
Tiều phu cũng cười và nói:
- Bao la trời nước, thật là một khúc: ý tại lưu thủy! Tuyệt hay!
Nghe tiếng nhạc mà biết lòng người thì đó là bậc thầy của những nhạc sĩ. Tử Kỳ thật xứng đáng là bậc thầy của các nhạc sĩ qua sự đối đáp với Bá Nha, ai mà không nhận ra.
Thấy tiều phu biết rõ lòng mình, Bá Nha thất kinh, khâm phục khôn cùng, mời người tiều phu ngồi lên trên, khiến kẻ tả hữu dâng trà, rồi bày tiệc rượu hai người đối ẩm.
Trong lúc uống rượu, Bá Nha cung kính, chấp tay hỏi:
- Dám hỏi tiên sinh, quí danh và quê quán?
Người tiều phu cũng đứng lên đáp lễ, rồi nói:
Chúng ta cũng nên nhớ, trước khi bước xuống thuyền Tử Kỳ gặp Bá Nha áo mủ cân đai hẳn hoi chứng tỏ là một vị quan đương triều, nhưng Tử Kỳ chỉ giữ lễ xã giao xá chào chớ không quỳ lạy như những người khác. Nhưng khi Bá Nha giữ lễ cung kính chắp tay thưa hỏi thì Tử Kỳ cũng giữ lễ đứng dậy chắp tay cung kính trả lời. Đây là đức lễ chúng ta cần phải học hỏi, nhưng phải phù hợp với thời đại đừng quá lỗi thời mà mọi người cho mình là lạc hậu.
“- Tiểu dân họ Chung tên Tử Kỳ, ngụ tại thôn Tập Hiền gần núi Nhã Yến.
Còn Đại nhân chẳng hay cao danh, quí tánh, và hiện trấn nhậm nơi nào?
Bá Nha kính cẩn đáp:
- Tiện quan họ Du tên Thụy, tự Bá Nha, nhân vì có công vụ nên đến nơi này. Xét mình tài hèn đức thiếu không xứng đáng với lộc nước ơn vua, còn tiên sinh tài năng xuất chúng, học vấn cao siêu, lẽ ra phải xuất thân đoạt lấy công danh, phò vua giúp nước, lưu danh muôn thuở sao tiên sinh lại cam ẩn dật nơi chốn núi non này mà làm gì?
Tử Kỳ nói:
- Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo đến chữ hiếu, dẫu cho Công Hầu Bá Tước cũng không thể đổi lấy một ngày hiếu dưỡng của tôi được.
- À! Ra tiên sinh là người chí hiếu, trong đời khó có ai mà sánh kịp như vậy. Chẳng hay tiên sinh năm nay được bao nhiêu tuổi?
Tử Kỳ đáp:
- Tiểu dân hai mươi bảy tuổi.
Bá Nha vồn vã nói:
- Tiện quan hơn tiên sinh một tuần (mười tuổi), nếu tiên sinh không chê đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ cái nghĩa tri âm mà đời tôi chưa từng được gặp.
Tử Kỳ khiêm nhượng đáp lại:
- Thưa Đại nhân, Đại nhân là một bậc công khanh thượng quốc, còn tôi là kẻ áo vải quê mùa, năm tháng ra vào nơi sơn lâm cùng cốc, đâu dám cùng với đại quan so vai, kết bạn, xin đại quan miễn cho.
Bá Nha nghe Tử Kỳ nói vậy, lòng bồi hồi mặt buồn rười rượi năn nĩ:
- Giá trị con người không phải ở chỗ giàu sang phú quí, mà là chỗ đức hạnh tài năng, nay nếu tiên sinh chịu nhận làm anh em với tôi thì thực là vạn hạnh, còn như giàu nghèo, sang hèn, chúng ta không nên nói tới.
Nói xong Bá Nha sai kẻ tả hữu gây lại lò hương, rồi cùng Tử Kỳ lạy tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ.
Bá Nha lớn tuổi hơn, làm anh. Hai người vui vẻ ngồi kề nhau đối ẩm. Nỗi lòng tâm sự của một khách phong trần với một người chung đỉnh được hoàn toàn cởi mở vượt qua những cái giả dối đê hèn của cuộc sống loài người, để trở lại với cái thiên chân thuần túy.”
Lời dạy này rất tuyệt vời: “vượt qua những cái giả dối đê hèn của cuộc sống loài người, để trở lại với cái thiên chân thuần túy”. Đúng vậy, con người là ở chỗ tình nghĩa chân thật, dùng đạo đức đối xử với nhau. Danh lợi chỉ là sự giả dối đê hèn làm cho cuộc sống của con người trở thù hận, trở nên đau khổ.
“Hai người chuyện trò mãi mà không biết chán, đến khi ánh trăng đã nhạt màu, sao trên trời chỉ còn sót lại một vài đốm trắng, tiếng gà eo óc đầu thôn dục bóng bình minh, hai người vẫn còn như đắm say trong tình giao cảm, quên hẳn cả thời gian.
Khi tên thủy thủ đến gần xin lệnh cho thuyền lên đường, Tử Kỳ đứng dậy cáo biệt.
Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ nói:
- Lòng tôi quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, vậy mời hiền đệ cùng đi với tôi qua một đoạn đường, để du sơn du thủy và trò chuyện cùng nhau cho cạn mối tâm tình.
Tử Kỳ bùi ngùi đáp:
Lẽ ra tiểu đệ phải đưa tiễn hiền huynh vài dặm mới phải, ngặt vì cha mẹ của tiểu đệ ở nhà đang trông, xin hiền huynh thứ lỗi.
Bá Nha nói:
- Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song thân qua Tấn Dương thăm chơi, chắc Bá phụ và Bá mẫu cũng không nỡ từ chối.
Tử Kỳ nói với giọng luyến tiếc:
Tiểu đệ không dám phụ lời hiền huynh, song việc này không dám hứa chắc; vì vạn nhất, nếu tiểu đệ không xin phép được chung đường thì thành ra thất hứa với hiền huynh, ấy là tội của tiểu đệ rất lớn!”
Lời hứa là một danh dự giá trị của con người, chúng ta hãy học theo Tử Kỳ không dám hứa một lời nào cả. Sợ khi không thực hiện được lời hứa, vì tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, hôm nay thì như vậy nhưng ngày mai thì lại thay đổi khác. Cho nên hôm nay hứa lỡ ngày mai chết thì làm sao giữ cho trọn lời hứa. Vì thế Tử Kỳ khéo léo từ chối, mặc dù tình bạn giữ Tử Kỳ rất thấm thía không ai hiểu nhau hơn bằng hai người bạn này.
“Cảm lòng hiếu thảo của Tử Kỳ, Bá Nha nói:
- Hiền đệ thực là một bậc quân tử, nếu vậy thì thôi để tôi sẽ tìm cách đến thăm tiểu đệ.
Tử Kỳ hỏi:
- Bao giờ hiền huynh sẽ ghé lại thăm tiểu đệ?
Bá Nha tính đốt tay một lúc rồi nói:
- Sang năm, cũng đúng vào ngày này.
Tử Kỳ nói:
- Nếu vậy thì sang năm cũng đúng vào ngày này tiểu đệ xin đợi hiền huynh nơi gành đá.
Tử Kỳ nói xong, toan cáo biệt, Bá Nha giữ lại, và nói:
- Hãy khoan, hiền đệ thư thả một chút đã.
Dứt lời, Bá Nha quay lại sai đồng tử lấy ra hai nén vàng ròng, rồi hai tay nâng cao lên trước mặt, nói:
- Đây là món lễ mọn của ngu huynh làm quà cho Bá phụ và Bá mẫu, tấm tình cốt nhục, hiền đệ chớ nên chối từ.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không dám từ chối, nghẹn ngào cầm hai nén vàng, lệ tràn khóe mắt, bùi ngùi ra đi.
Bá Nha tiễn đến đầu thuyền nắm tay Tử Kỳ không nỡ rời...
Xưa nay có cuộc chia ly nào mà không ngậm ngùi giữa kẻ ở, người đi, huống chi tình bạn tâm giao, nỗi lòng chưa cạn, Bá Nha cứ nhìn theo, nhìn mãi cho đến lúc Tử Kỳ đi khuất mới cho nhổ neo.”
Cảnh chia tay nào mà không bằng nước mắt. Bá Nha và Tử Kỳ là một câu chuyện nhưng đọc đến đoạn này không ai mà không rơi nước mắt. Phải không quý vị?
“Dọc đường Bá Nha lâng lâng nhớ tiếc, đăm đăm đôi mắt về một phương trời, nên mặc dầu trời trong gió mát, cảnh đẹp muôn vàn mà đối với Bá Nha lúc ấy như thờ ơ lạnh nhạt.
Về đến kinh đô, Bá Nha vào yết kiến vua Tấn để nhận lấy những lời ban khen của cửu trùng.
... Thời gian lặng lẽ trôi như một dòng sông êm ả...
Mới ngày nào, gió thu rào rạc tiếng sáo biệt ly còn văng vẳng bên tai, thế mà thoắt đã một năm qua; ngọn gió heo may từ miền bắc cực thổi về báo hiệu lại một mùa thu nữa đến...
Bá Nha nhớ lại ngày mình ước hẹn, vội vã vào triều xin vua Tấn cho nghỉ phép về Sở thăm nhà.
Vua Tấn nhận lời. Bá Nha sửa soạn cây đờn, đem vài tên đồng tử rồi lặng lẽ xuống thuyền ra đi...
Khi đến Hán Dương, vừng kim ô đã ngã bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút.
Bọn thủy thủ vào báo cho Bá Nha biết thuyền đã đến núi Mã Yên. Bá Nha lập tức ra đứng nơi mũi thuyền xem cùng bốn phía, nhận ra nơi đây, quả là nơi đã gặp Tử Kỳ năm trước.
Sau khi hạ lệnh cắm thuyền, Bá Nha vẫn đứng trông về phía núi Mã Yên, đỉnh núi cao hun hút, mịt mờ trong màn sương xám của hoàng hôn gợi lên một cái gì xa vắng.
Bá Nha nghĩ bụng:
- Năm ngoái vì tiếng đàn mà gặp được tri âm, năm nay ta đờn một khúc nhạc nữa hẳn Tử Kỳ nghe tiếng phải lần đến.
Tối hôm ấy, Bá Nha sai tiểu đồng lấy cây Dao cầm ra, đốt lò hương vặn phím, đem hết tinh thần nhớ nhung gảy thành một khúc nhạc tâm tư.
Khi đang đàn bỗng thấy trong tiếng đàn mình có hơi ai oán nổi lên. Bá Nha thất kinh, dừng tay lại, suy nghĩ : “Cung thương có tiếng ai oán thê thảm như thế, hẳn Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi. Sáng mai ta phải lên bờ dò hỏi mới được”.”
Đúng vậy âm nhạc thật là tuyệt vời vì âm nhạc dùng TƯỞNG UẨN giao cảm bằng âm thanh thì không có gì giao cảm hơn được. Khi âm thanh thoát ra như tiếng kêu ai oán khóc thương thì biết ngày phải có người chết. Bá Nha cảm nhận qua khúc nhạc mà biết ngay Tử Kỳ gặp nạn.
“Đêm ấy, Bá Nha nằm thổn thức với ngọn đèn mờ, suốt canh trường không chợp mắt; nỗi lòng nhớ nhung bồi hồi rào rạc dâng lên như nhịp sóng trầm bất tận của mặt tràng giang.
Trời chưa sáng, Bá Nha đã truyền cho đồng tử theo mình lên bờ, đem theo cây đàn và mười thẻ vàng, nhắm chân núi Mã Yên thẳng tới.
Ra khỏi triền núi, hai bên cây cối um tùm, và có mấy con đường băng ngang rất lớn; Bá Nha không biết đi con đường nào, bèn ngồi nghỉ chân nơi một tảng đá, đợi có người nào đi ngang qua sẽ hỏi thăm.
Một lúc sau, có một ông lão tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc xăm xăm đi tới.
Bá Nha cúi mình thi lễ.
Ông già thấy thế hỏi:
- Tiểu sinh có điều gì cần hỏi han chăng?
Bá Nha cung kính đáp:
- Thưa lão trượng, trong mấy con đường này, đường nào về Tập Hiền thôn?
Ông già đáp:
- Cả hai con đường, đường nào cũng về Tập Hiền thôn cả. Con đường tay phải về thôn thượng Tập Hiền, còn con đường bên trái về thôn hạ Tập Hiền. Vậy tiên sinh cần đến thôn nào?
Bá Nha hỏi:
- Thưa lão trượng, Chung Tử Kỳ ở về thôn nào?
Vừa nghe nhắc đến ba tiếng Chung Tử Kỳ, ông già kia bỗng sa sầm nét mặt, đôi mắt sâu ngòm động đầy cả lệ, thứ lệ đặc và mặn chầmchậm tràn ra trên đôi má nhăn nheo, ông ta sụt sùi kể:
- Chung Tử Kỳ chính là con của lão. Năm ngoái cũng vào ngày này tháng này nó đi đốn củi về muộn, có gặp một người nước Tấn là Bá Nha tiên sinh. Vì chỗ đồng thanh tương ứng hai người kết nghĩa anh em. Lúc ra đi, Bá Nha tiên sinh có tặng cho con tôi hai nén vàng; con tôi về nhà dùng tiền ấy mua sách đọc, bất kể giờ giấc. Vì ban ngày đốn củi mệt nhọc, tối đến lại lo học hành nên chẳng bao lâu bị bệnh lao mà qua đời rồi.
Chưa kịp nói hết câu, đôi dòng nước mắt của Bá Nha đầm đìa trào ra như hai dòng suối. Bá Nha nghẹn ngào không nói được nửa lời.
Đúng vậy, khi nghe Tử Kỳ chết, một người bạn tri âm mất thì trên đời còn ai hiểu được mình, cho nên Bá Nha nghẹn ngào khóc nức nở.
Chung lão thấy thế lấy làm lạ hỏi tên tiểu đồng:
- Tiên sinh đây là ai vậy?
Tiểu đồng đáp:
- Thưa lão trượng, đây là quan Thượng Đại Phu nước Tấn, Du Bá Nha đó!
Chung lão nghe nói thốt ra hai tiếng “ối trời” rồi cũng nghẹn ngào không nói gì được nữa. Cả hai người chỉ nhìn nhau, và thông cảm nhau bằng những giòng nước mắt, hai thứ nước mắt khác nhau nhưng chảy cùng một nhịp chung nhau một mối đau đớn.
Cuối cùng, Chung lão gượng gạo thi lễ và nói:
Mong ơn Đại nhân không chê cảnh bần hàn. Con lão lúc lâm chung có dặn, vì lúc sống không tròn được đạo làm con, lúc chết xin chôn nơi chân núi Mã Yên để trọn nghĩa tâm giao với lời ước hẹn cùng quan Đại phu nước Tấn. Vì thế theo lời trăn trối, lão đã đem chôn nói nơi bên ven đường ở chân núi. Con đường tiên sinh đi đến, bên mặt có nấm đất con, đó là ngôi mộ của con tôi đó. Nay mới vừa đúng một trăm ngày, lão mang vàng hương đến thăm mộ, mới gặp tiên sinh ở đây.”
Đúng là Tử Kỳ sống đã hứa năm sau sẽ gặp lại chỗ này nên đến khi chết cũng giữ gìn lời hứa nên xin cha mình khi chết nên chôn cất nơi mình hẹn gặp bạn tri âm. Đó là một danh dự mà làm người nên học theo gương hạnh Tử Kỳ.
“Bá Nha lau nước mắt nói:
- Sự đời biến đổi, may rủi khó lường, nay đã đến nỗi này, tôi xin theo lão trượng đến trước mộ phần, để lạy vài lạy cho thỏa tình mong nhớ.
Nói xong, Bá Nha sai tiểu đồng xách giỏ cho Chung lão, rồi cùng nhau kẻ trước người sau, trở lại nơi chân núi.
Khi đến nơi, Bá Nha thấy nấm đất bên đường cỏ xanh chưa kín, lòng gợi lên một mối thê lương. Bá Nha vừa khóc vừa lạy, tuy miệng không nói được nửa lời mà trong lòng như đã nói tất cả nỗi buồn biệt ly.
Lạy xong, Bá Nha truyền đem cây đàn đến rồi ngồi trên một tảng đá, tấu lên một khúc nhạc “thiên thu trường hận”.
Bỗng thấy gió ngàn rít mạnh, ánh sáng u buồn, mấy tiếng chim kêu u uất vọng lên từ xa như những hồn ma bóng quế dật dờ khi say khi tỉnh.
Bản nhạc ngưng, gió ngừng thổi, trời lại sáng dần.
Bá Nha nói với Chung lão:
- Có lẽ hồn Tử Kỳ đã hiện về đó! Chẳng hay lão bá có biết cháu đàn khúc gì đó không?
Chung lão đáp:
- Lúc nhỏ lão cũng có biết chút ít về cầm tháo, nhưng nay tuổi đã già, tâm thần hỗn loạn không có thể phân định được khúc gì.
Bá Nha nói:
- Cháu vừa đờn khúc đoản ca để viếng người tri âm, tài hoa mệnh yểu.
Xin đọc thành lời văn để lão Bá nghe:
     “Ức tích khứ niên xuân,
Giang thượng bằng tằng hội quân.
Kim nhật trùng lại phỏng,
Bất kiến tri âm nhân!
Đản kiến nhứt phần thổ,
An nhiên thương ngã tâm!
Bất giác lệ phân phân...
Lai hoan khứ hà khổ?
Giang bạn, khởi sầu vân.
Tử Kỳ, Tử Kỳ hề...!
Nhĩ, ngã thiên kim nghĩa,
Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ.
Thử khúc chung hề bất phục đàn.
Tam xích dao cầm vị quân tử”.
Dịch:
“Từ nhớ thửa mùa thu năm ngoái,
Trên tràng giang gặp bạn cố nhân.
Năm nay lại đến Giang Tân
Dòng sông mát lạnh, cố nhân đâu rồi!
Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi,
Cõi ngàn năm chia cách đau lòng.
Ôi! Thương tâm! Ôi! Thương tâm!
Sụt sùi lai láng bao dòng lệ rơi!
Mây sầu lấp loáng chân trời,
Đêm vui đổi lấy một đời khổ đau.
Tử Kỳ! Tử Kỳ đâu!
Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm giao,
Thôi từ đây, với phím đàn.
Ngàn thu thôi hết mơ màng cố nhân”.
Đọc xong, Bá Nha hai tay cầm câu đàn đưa lên cao đập mạnh xuống tảng đá. Cây đờn vỡ ra từng mảnh, trục ngọc, phím đồng rời rã tơi bời.
Khi đàn xong Bá Nha liền đập đờn tan nát vì trên đời khó tìm người hiểu được lòng mình. Tử Kỳ mất thì Bá Nha không còn ai hiểu được tiếng nhạc của mình nên Bá Nha đập nát cây đàn là nói lên trong cuộc đời tri âm khó gặp tri kỷ khôn tìm.
Chung lão hoảng kinh hỏi:
- Sao tiên sinh giận gì mà lại đập cây đàn đi vậy?
Bá nha đọc luôn bốn câu thơ để đáp lời ông lão:
     “Thối đoái Dao cầm phượng vĩ hàn,
Tử Kỳ bất tại hướng thùy đàn?
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu,
Dục mịch tri âm, nan thương nan!”
Dịch:
“Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai?
Gió xuân bốn mặt, bao bè bạn.
Muốn tìm tri âm, thật khó thay!”
Chung lão thở dài nói:
- Chỉ vì không có người biết nghe mà kẻ đàn hay phải đành thất vọng!
Bá Nha hỏi:
- Lão bá ở thôn Tập Hiền nào?
Chung lão đáp:
- Tệ xá ở nơi thôn Tập Hiền thượng, vậy mời đại nhân, nếu không chê nghèo nàn, xin đến đó nghỉ ngơi.
Bá Nha nói:
- Hạ quan xin cảm ơn Lão bá, nay nếu hạ quan có trở về đó cũng chỉ gợi thêm nhiều mối nhớ nhung mà thôi. Nhân dịp hạ quan có đem theo mười nén vàng, xin dâng cho lão bá dùng một nửa trong việc cung dưỡng tuổi già, còn một nửa mua mấy mẫu ruộng để làm tự cho Tử Kỳ. Mai hạ quan về triều dâng biểu cáo quan trở về quê cũ, chừng ấy hạ quan sẽ rước Bá phụ, Bá mẫu về sống chung để yên hưởng những ngày tàn. Tôi tức là Tử Kỳ và Tử Kỳ cũng tức là tôi vậy.
Nói xong Bá Nha hai tay dâng mười nén vàng cho Chung lão, sụp xuống đất lạy mấy lạy rồi ra đi. Chung lão đứng nhìn theo, lòng bùi ngùi luyến ái...
LÒNG YÊU THƯƠNG tình bạn của Bá Nha và Tử Kỳ trên đời khó tìm. Lòng yêu thương ấy đã gây vào lòng người những cảm xúc từ trong trái tim YÊU THƯƠNG mà mọi người đều rơi nước mắt khi Bá Nha trở lại thăm Tử Kỳ đúng ngày hẹn, nhưng Tử Kỳ vắng bóng chỉ còn núi non trùng trùng điệp điệp. Khi được biết Tử Kỳ chết thì Bá Nha tan nát cõi lòng, trời đất một màu đen tối.
_______
Trưởng lão Thích Thông Lạc. Lòng Yêu Thương, Nxb. Tôn Giáo, 2011, tập 1.
Link: https://mega.co.nz/#F!vIE2xIJL!eBrDZlBOTkhjFnGbEKghDw